Đăng ký tài khoản dành cho khách hàng mới
Bạn đã có tài khoản
- Trang chủ
- THI CÔNG LƯỚI AN TOÀN TẠI MÓNG CÁI
THI CÔNG LƯỚI AN TOÀN TẠI MÓNG CÁI
Rèm cửa Quảng Ninh - Cung cấp, thi công, lắp lưới an toàn tại Móng Cái Quảng Ninh. Và các khu vực lân cận như: Hạ Long, Vân Đồn, Cẩm Phả, Uông Bí, Quảng Yên....
Là đơn vị hàng đầu cung cấp lắp đặt các sản phẩm mang tính tiện ích - trẻ trung - hợp với xu hướng hiện đại trên địa bàn Quảng Ninh, Rèm cửa Quang Ninh chuyên lắp đặt thi công các sản phẩm như:
- Giàn phơi Quần áo Thông minh
- Bạt che tự cuốn, Bạt che quay tay, Bạt xếp, Mái hiên di động
- Lưới an toàn ban công, cầu thang nhà, trường học
- Ô dù che
- Rèm mành: Rèm gỗ, rèm cầu vồng, rèm cuốn, rèm lá văn phòng.
1. Ưu điểm lưới an toàn - Lưới an toàn tại Móng Cái Quảng Ninh
1.1 Lưới an toàn ban công sẽ bảo vệ an toàn cho gia đình và trẻ nhỏ.
Dân số ngày càng tăng mà diện tích đất ngày càng bị thu hẹp. Lựa chọn sống ở chung cư là giải pháp tốt nhất hiện nay. Với gia đình có trẻ dưới 5 tuổi hay leo trèo, trong khi ban công lại thấp dẫn đến dễ bị tai nạn. Cho nên lắp đặt lưới an toàn cho ban công là biện pháp an toàn và hữu hiệu nhất. Lưới an toàn sẽ là lớp rào chắn bảo vệ an toàn cho mọi người nhất là trẻ nhỏ.
1.2 Lưới an toàn sẽ tạo không gian thoáng mát cho ban công chung cư.
Dây cáp lưới an toàn được bọc nhựa trong suốt, nên hệ thống lưới bảo vệ còn được gọi là lưới tàng hình. Bởi ngoài tầm nhìn 15 mét sẽ không thể thấy được hệ thống lưới bảo vệ này.
Sử dụng lưới an toàn chung cư bảo vệ ban công vừa có tác dụng bảo vệ an toàn mà vẫn giữ được nguyên không gian thoáng mát để trẻ có thể nô đùa mà không lo bị té/ngã.
1.3 Tránh rơi mất đồ khi lắp lưới an toàn ngoài ban công chung cư
Việc bao bọc ban công chung cư như vậy còn tránh gió bay mất đồ hoặc rơi đồ gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của những người ở phía dưới.
1.4 Tăng khả năng chống trộm khi lắp lưới an toàn chung cư
Lưới an toàn chung có thể tích hợp gắn bộ cảm biến báo động chống trộm tốt. Không cho kẻ xấu có mưu đồ xâm nhập vào nhà bạn, chặn đứng trộm cắp ngay từ khu vực ban công.
Với những lợi ích tuyệt vời mà chúng tôi vừa giới thiệu mới thấy lưới an toàn thực sự cần thiết như thế nào đối với việc bảo vệ tài sản gia đình cũng như tính mạng của trẻ nhỏ, thậm chí là người lớn tuổi.
Đơn vị lắp lưới an toàn ban công cầu thang tại Móng Cái Quảng Ninh
2. Đặc điểm cấu tạo lưới an toàn tại Móng Cái
Lưới an toàn ban công cầu thang gồm có 2 phần chính đó là dây cáp và thanh nhôm định hình.
Dây cáp có cấu tạo là các sợi Inox 304 xoắn lại bên ngoài bọc nhựa Polyetylen. Để bảo vệ chống chạm vào cơ thể gây thương tích nên, việc cáp bọc nhựa trước là để an toàn cho người sử dụng sau là để bảo vệ khỏi thời tiết ngoài trời và các yếu khác tác động nên. Thông thường cáp an toàn có 2 kích cỡ là cáp 2.5mm và 3mm.
Thanh nhôm có cấu tạo hình chữ L một mặt khoan lỗ để bắt vít nở sắt. Khi thi công một mặt được dập vít nở sắt có vòng nhựa đen. Khi lắp đặt lưới an toàn hệ thống dây cáp sẽ luồn theo các ốc vít này khoảng cách vít này qua vít kia là 5cm. Khoảng cách 5cm là khoảng cách được tính toán mang lại sự an toàn tối ưu nhất.
Thi công, làm lưới an toàn ban công cầu thang tại Móng Cái Quảng Ninh
3. Cách lắp đặt lưới an toàn ban công cầu thang
Chúng tôi nay tôi xin giới thiệu lại cách thức lắp đặt 1 bộ lưới an toàn ban công, cầu thang hoặc cửa sổ được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị và vật tư như: máy khoan bê tông,máy bắn vít, máy cắt tay, thang nhôm, dây đai an toàn, thước dây. Đặc biệt không thể thiếu cáp inox 304 Hòa Phát star và thanh nhôm định hình nhôm chống rỉ.
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị vật tư và dụng cụ xong. Chúng ta bắt đầu tiến hành đo kích thước ban công và tiến hành cắt thanh nhôm định hình. Theo kích thước ban công,hoặc cửa sổ, để tiến hành khoan bê tông và gia cố thanh nhôm bằng vít nở sắt loại 6mm.
Bước 3:
Nguyên tắc cắt thanh nhôm định hình theo nguyên tắc ngược nhau về mắt. Nếu để mắt lẻ bên trên thì bên dưới 2 mắt liền nhau phải là chẵn và ngược lại. Nếu bên trên là mắt đôi thì bên dưới là mắt đơn chúng tôi phải lưu ý chỗ này. Rất nhiều người bị vướng ở chỗ này nên chúng tôi phải hướng dẫn kỹ lưỡng ở điểm này.
Bước 4: Khi đã cố định được thanh nhôm định hình chúng ta sẽ chuyển bước tiếp theo. Đó là căng kéo dây sao cho căng đều để đảm bảo độ an toàn cần thiết cho ban công. Cách căng lưới ban công như sau: cố định 2 đầu dây đầu và cuối,kéo dồn dây đầu đến dây cuối cố định tạm thời dây cuối và lặp đi lắp lại đến khi dây căng vừa đủ thì tiến hành cột chặt lại
Bước 5: Lắp ốp nẹp và hoàn thiện các công đoạn còn lại. Trong đó có kẹo chì chữ thập để chống vạch là khâu vô cùng quan trọng. Vì nó là cách bảo vệ ban công cuối cùng để ngăn ngừa những tai nạn.
Lưới an toàn giá rẻ bền đẹp tại Móng Cái Quảng Ninh
Cảm ơn quý khách đã tham khảo sản phẩm của chúng tôi.
Mọi chi tiết cần lắp đặt hay tư vấn lắp đặt xin vui lòng liên hệ: 0705.809.111
Http:www.remcuaquangninh.com.vn
Vài nét sơ lược Móng Cái
Ngày 2 tháng 7 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 106-CP chuyển thị xã Móng Cái thành thị trấn Móng Cái thuộc huyện Móng Cái.[13]
Huyện Móng Cái gồm thị trấn Móng Cái (huyện lỵ) và 19 xã: Bình Ngọc, Dân Tiến, Đoan Tinh, Lục Lầm, Lục Phủ, Ninh Dương, Pò Hèn, Quất Đông, Thán Phún, Trà Cổ, Tràng Vinh, Vạn Ninh, Vạn Xuân, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Lạn, Xuân Ninh.
Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Chính phủ ban hành Quyết định 17-CP[14] hợp nhất các xã thuộc huyện Móng Cái: hợp nhất 4 xã Pò Hèn, Thán Phún, Lục Phủ và Tràng Vinh thành thị trấn nông trường Hải Sơn; hợp nhất 3 xã Xuân Hòa, Xuân Hải, Lục Lầm thành thị trấn nông trường Hải Hòa; hợp nhất 3 xã Xuân Lạn, Xuân Ninh, Vạn Xuân thành xã Hải Xuân; đổi tên các xã: Dân Tiến thành Hải Tiến, Quất Đông thành Hải Đông, Đoan Tinh thành Hải Yên và đổi tên thị trấn Móng Cái thành thị trấn Hải Ninh.
Ngày 18 tháng 1 năm 1979, huyện Móng Cái đổi tên thành huyện Hải Ninh.[15]
Tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc tấn công ồ ạt qua biên giới, Móng Cái bị thiệt hại nặng.
Ngày 10 tháng 9 năm 1981, chuyển xã Quảng Nghĩa thuộc huyện Quảng Hà (nay là 2 huyện Đầm Hà và Hải Hà) về huyện Hải Ninh[16]. Từ đó, huyện Hải Ninh có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hải Ninh, các thị trấn Nông trường Hải Sơn, Hải Hòa và 11 xã: Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Tiến, Hải Xuân, Hải Yên, Ninh Dương, Quảng Nghĩa, Trà Cổ, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.
Từ năm 1991, sau khi quan hệ hai nước Việt - Trung trở lại bình thường thì sự trao đổi buôn bán qua cửa khẩu Bắc Luân ngày càng tăng lên.
Ngày 28 tháng 5 năm 1991, đổi lại tên thị trấn Hải Ninh thành thị trấn Móng Cái.
Ngày 1 tháng 8 năm 1994, giải thể thị trấn nông trường Hải Hòa để thành lập xã Hải Hòa.[17]
Ngày 28 tháng 10 năm 1996, đảo Trần (hoặc đảo Chằn) thuộc huyện Hải Ninh được giao về huyện Cô Tô quản lý.[18]
Cuối năm 1997, huyện Hải Ninh có 2 thị trấn: Móng Cái (huyện lỵ), Nông trường Hải Sơn và 12 xã: Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Hòa, Hải Tiến, Hải Xuân, Hải Yên, Ninh Dương, Quảng Nghĩa, Trà Cổ, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.
Ngày 20 tháng 7 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/1998/NĐ-CP[1]. Theo đó:
- Tái lập thị xã Móng Cái trên cơ sở toàn bộ 52.000 ha diện tích tự nhiên và 57.838 người của huyện Hải Ninh
- Giải thể thị trấn Móng Cái để thành lập 3 phường: Ka Long, Trần Phú, Hòa Lạc
- Chuyển 2 xã Ninh Dương và Trà Cổ thành 2 phường có tên tương ứng
- Giải thể thị trấn nông trường Hải Sơn để thành lập xã Hải Sơn.
Thị xã Móng Cái có 5 phường: Hòa Lạc, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Trần Phú và 11 xã: Bình Ngọc, Hải Đông, Hải Hòa, Hải Sơn, Hải Tiến, Hải Xuân, Hải Yên, Quảng Nghĩa, Vạn Ninh, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung.